Cơ hội cho ngành giấy tiếp cận công nghệ mới

Ngày 5/7, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo kỹ thuật ngành công nghiệp giấy Việt Nam do Hiệp Hội Giấy và Bột giấy Việt Nam tổ chức. Khác với các lần hội thảo trước, năm nay sự kiện diễn ra cùng dịp Hội nghị toàn thể hội viên Hiệp hội. Đây là sự kiện thu hút 11 đơn vị trình bày báo cáo, 15 đơn vị đặt bàn trưng bày triễn lãm tại hội thảo. 

Hội thảo có sự tham dự của các lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật, công nghệ đến từ các doanh nghiệp hội viên và các hãng sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, vật tư, hóa chất hàng đầu thế giới. Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đến từ các nước như Đức, Nhật, Thụy Điển, Trung Quốc cũng đăng ký tham dự như Andritz, Marubeni, Kawanoe Zoki, ABB, Valmet, Song Nguyên, Hoa Trương, Yunda… Các đơn vị này giới thiệu các công nghệ tiên tiến dành cho ngành giấy đang được áp dụng trên thế giới.

hi_tho_ngnh_giy_2

hi_tho_ngnh_giy_3

Điển hình, đại diện Tập đoàn Marubeni và Kawanoe Zoki đến từ Nhật Bản đã giới thiệu các dây chuyền thiết bị và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất giấy tissue và bao bì carton sóng. Những giải pháp công nghệ cũng được trình bày với các chức năng ưu việt nổi trội của Nhật Bản như dây chuyền thiết bị tinh gọn, chi phí vận hành thấp, tổng mức đầu tư thấp, thời gian lắp đặt ngắn, thời gian chạy thử và đưa vào vận hành thương mại ngắn. Cụ thể phía chuyên gia Nhật Bản đã đề xuất loại thiết bị máy xeo tissue phù hợp cho thị trường Việt Nam với công suất lên tới 43 tấn/ngày tương ứng gần 15.000 tấn/năm cùng với hệ thống kiểm tra, giám sát và theo dõi tự động giúp cán bộ và nhân viên vận hành có thể nắm rõ mức độ tiêu hao nguyên vật liệu phụ trợ như điện, hơi nước… và vận hành ổn định dây chuyền cũng như xử lý các sự cố kịp thời (nếu có) trong quá trình vận hành và bảo dưỡng.

Đối với dây chuyền sản xuất giấy carton sóng, bằng kinh nghiệm lâu năm của mình, các chuyên gia Nhật cũng đề xuất dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật Bản với công suất 200-250m/phút với đặc tính ưu việt như khởi động sớm, vận hành ổn định và liên tục, tiêu hao các nguyên vật liệu phụ trợ thấp cùng chi phí bảo dưỡng thấp.

 

 

Ngoài các công ty nước ngoài, các công ty Việt Nam cũng đem đến hội thảo một số công nghệ nổi bật áp dụng kỹ thuật cao hỗ trợ công nghệ cho ngành giấy. Đơn cử như Công ty Mạc Tích áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn; Công ty Dương Nhật là công ty hàng đầu Việt Nam về xử lý nước thải cho ngành công nghiệp giấy…

Đánh giá về ý nghĩa sự kiện này, TS. Đặng Văn Sơn – Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam khẳng định: Đây là hoạt động thường niên quy tụ toàn thể các doanh nghiệp hội viên, đơn vị cung cấp công nghệ, thiết bị, vật tư, hóa chất ngành công nghiệp giấy trong và ngoài nước. Sự kiện là nơi để các doanh nghiệp, đối tác gặp gỡ, giao lưu, thảo luận, các đơn vị cung cấp công nghệ, thiết bị giới thiệu, trưng bày các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ mới trong ngành công nghiệp giấy. Đồng thời, đây cũng là dịp để Hiệp hội và các hội viên tổng kết hoạt động thời gian qua và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

hi_tho_ngnh_giy_5

Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Mạc Tích (Đồng Nai) chia sẻ: Chương trình hội thảo phong phú hướng đến các chủ đề thiết thực có giá trị đối với các hội viên trong ngành giấy Việt Nam. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp cập nhật những thông tin về thị trường, định hướng thị trường, cập nhật công nghệ mới, qua đó tạo điều kiện để Hiệp hội Giấy và Bột giấy có thêm kinh nghiệm tạo đà phát triển ngành giấy trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại Hội thảo 

hi_tho_ngnh_giy_6

hi_tho_ngnh_giy_7

hi_tho_ngnh_giy_8

hi_tho_ngnh_giy_9

hi_tho_ngnh_giy_10

hi_tho_ngnh_giy_11

hi_tho_ngnh_giy_12

hi_tho_ngnh_giy_14

hi_tho_ngnh_giy_15

hi_tho_ngnh_giy_16

Trả lời